QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG CÂY KHÔI TÍA BẰNG KỸ THUẬT NUÔI CẤY IN VITRO

Chia sẻ sản phẩm:

Liên hệ

    Khôi tía (Ardisia sylvestris Pitard) là loài cây dược liệu có giá trị dược lý cao hiện đang bị khai thác quá mức dẫn đến nguồn gen bị cạn kiệt. Hoàn thiện quy trình nhân giống cây Khôi tía bằng phương pháp nuôi cấy in vitro đã được nghiên cứu thành công. Quy trình nhân giống thành công có ý nghĩa lớn trong bảo tồn và phát triển loài cây dược liệu quý, đồng thời có thể áp dụng vào thực tiễn phục vụ sản xuất cây giống Khôi tía chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu nguồn cây giống hiện nay.

thông tin công nghệ/sản phẩm

Tên công nghệ: QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG CÂY KHÔI TÍA (Ardisia sylvestris Pitard) BẰNG KỸ THUẬT NUÔI CẤY IN VITRO

Tên tổ chức: Trường Đại học Lâm nghiệp

Quốc gia: Việt Nam

Địa chỉ liên hệ: QL21, TT. Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội

Lĩnh vực: Công nghệ sinh học, nông nghiệp

tính năng ưu việt

Nhân nhanh chồi Khôi tía in vitro được thiết kế trên 6 công thức thí nghiệm với loại và hàm lượng chất ĐHST khác nhau. Kết quả thu được trình bày ở bảng 3, cho thấy rằng sau thời gian nuôi cấy trên các môi trường cảm ứng tạo cụm chồi có bổ sung chất ĐHST, các mẫu cấy đều tái sinh chồi nhưng với tỷ lệ khác nhau có ý nghĩa. Hệ số nhân nhanh chồi dao động từ 1,43 đến 9,13 lần/chu kỳ nhân (4 tuần nuôi cấy) và tỷ lệ tái sinh chồi dao động từ 37,07 – 99,31% (Hình 1a, b, c). Trong khi đó, ở công thức đối chứng (ĐC) chỉ cho hệ số nhân chồi rất thấp (1,43 lần/chu kỳ nhân) và tỷ lệ mẫu tái sinh chồi chỉ đạt 37,07%. Trong các công thức thí nghiệm, nhận thấy môi trường dinh dưỡng MS bổ sung 1 mg/l BAP, 0,3 mg/l Kinetin và 0,1 mg/l NAA (Hình 1c) cho hệ số nhân chồi và tỷ lệ mẫu tái sinh đạt cao nhất (9,13 lần/chu kỳ nhân và 99,31% mẫu tái sinh). Kết quả trong nghiên cứu này cao hơn khá nhiều so với công trình đã công bố trước đây.